Kẹo lạc có ở nhiều địa phương, nhưng chỉ ở Nam Định mới được gọi là "kẹo sìu châu".
Nhà thơ Xuân Diệu, người sành thơ và cũng nổi tiếng là kén ăn (dù hình
như ông chưa viết về ẩm thực bao giờ), nhân khi bình thơ Tú Xương cũng
đã buột miệng: “Tôi ở trong Nam ra Bắc phục kẹo Sìu lắm”. Hai câu thơ ấy
của Tú Xương như đóng đinh vào tâm trí người ta: "Kẹo chú Thiều Châu
nào đọ được / Bánh bà Hanh Tụ cũng thua xa".
Thiều Châu (Triều Châu hay Sìu Châu) là tên một địa phương của Trung
Quốc có nhiều người sang ta lập nghiệp từ lâu đời, mà lại gọi là “chú”
nữa thì ắt là người Hoa rồi.
Theo Bách Khoa toàn thư trên mạng Wikipedia, kẹo lạc là một thứ kẹo cổ truyền của một số dân tộc Đông Á, phổ biến nhất ở Việt Nam và nam Trung Quốc; ở các nước Nhật Bản, Triều Tiên kẹo lạc không phổ biến bằng và có hình thù, màu sắc khác..., cuối cùng Wikipedia khẳng định: “Ở Việt Nam, kẹo lạc ở Nam Định do những người Hoa từ Triều Châu, là một trong những thứ kẹo lạc được nhiều người ưa thích nhất”.
Như vậy món kẹo lạc của những người Hoa từ Triều Châu du nhập vào Việt Nam, dần dần cho gọn, cho dễ nhớ người ta gọi là “kẹo Thiều Châu”, “kẹo Sìu Châu” và cuối cùng là “kẹo Sìu”.
Món kẹo Triều Châu có nguồn gốc Trung Hoa xưa đã được người Thành Nam thổi vào đó hồn quê hương đất Việt với những nguyên liệu từ đồng quê, nội cỏ cùng kinh nghiệm và bí quyết gia truyền được truyền tụ từ đời này sang đời khác thành mòn kẹo Sìu Châu ngày nay, trở thành đặc sản của người Nam Định.
Có thể nói kẹo Sìu Châu là tuyệt đỉnh trong kỹ thuật làm kẹo lạc ở ta. Những thanh kẹo được cắt ngắn, dường như chỉ vừa hai miếng cắn, không mấy mịn màng, thậm chí trông còn hơi cùn quằn nữa, bám đầy một lớp bột trắng ngà, nhưng ăn vào cứ thầy giòn tan. Kẹo rất giòn mà lại rất dễ nhai, cái bùi của lạc hoà quyện với cái ngọt vừa quải của mạch nha trộn đường kính, cái thơm của lạc rang hoà quyện với cái thơm của mạch nha, bột nếp.
Theo Bách Khoa toàn thư trên mạng Wikipedia, kẹo lạc là một thứ kẹo cổ truyền của một số dân tộc Đông Á, phổ biến nhất ở Việt Nam và nam Trung Quốc; ở các nước Nhật Bản, Triều Tiên kẹo lạc không phổ biến bằng và có hình thù, màu sắc khác..., cuối cùng Wikipedia khẳng định: “Ở Việt Nam, kẹo lạc ở Nam Định do những người Hoa từ Triều Châu, là một trong những thứ kẹo lạc được nhiều người ưa thích nhất”.
Như vậy món kẹo lạc của những người Hoa từ Triều Châu du nhập vào Việt Nam, dần dần cho gọn, cho dễ nhớ người ta gọi là “kẹo Thiều Châu”, “kẹo Sìu Châu” và cuối cùng là “kẹo Sìu”.
Món kẹo Triều Châu có nguồn gốc Trung Hoa xưa đã được người Thành Nam thổi vào đó hồn quê hương đất Việt với những nguyên liệu từ đồng quê, nội cỏ cùng kinh nghiệm và bí quyết gia truyền được truyền tụ từ đời này sang đời khác thành mòn kẹo Sìu Châu ngày nay, trở thành đặc sản của người Nam Định.
Có thể nói kẹo Sìu Châu là tuyệt đỉnh trong kỹ thuật làm kẹo lạc ở ta. Những thanh kẹo được cắt ngắn, dường như chỉ vừa hai miếng cắn, không mấy mịn màng, thậm chí trông còn hơi cùn quằn nữa, bám đầy một lớp bột trắng ngà, nhưng ăn vào cứ thầy giòn tan. Kẹo rất giòn mà lại rất dễ nhai, cái bùi của lạc hoà quyện với cái ngọt vừa quải của mạch nha trộn đường kính, cái thơm của lạc rang hoà quyện với cái thơm của mạch nha, bột nếp.
Đến Nam Định, có thể tìm thấy Kẹo Sìu ở Hàng Sắt (Hiệu Nguyên Hương) và ở Minh Khai (Hiệu Kim Thành Hoa) - hai nhãn hiệu nổi tiếng của nghệ thuật làm kẹo Sìu. Còn sự khác nhau? Xin mời bạn hãy đến và cảm nhận.
1 nhận xét:
Trời lạnh, ngồi nhâm nhi kẹo Sìu cùng chén nước chè xanh thì tuyệt đỉnh.
Đăng nhận xét