1. Vòng phấn và bài thơ đầu tiên
Thuở bé Ra-bin-đra-nat Ta-go chịu sự giáo dục của gia đình khá nghiêm ngặt. Ông ít được rong chơi một mình ở ngoài đường, thường bị nhốt trong một góc nhà. Tuy thế, thỉnh thoảng ông cũng lén trốn ra ngoài, mỗi lần như vậy những người quản gia của gia đình ông đều bắt được. Để ông khỏi trốn và đi lung tung, họ vẽ một vòng phấn bắt ông đứng ở giữa, ra điều kiện nếu ra khỏi vòng đó sẽ bị đánh đòn.
Ta-go phải chịu đựng như vậy hàng giờ, khi ngồi xuống, khi đứng lên cho đỡ mỏi. Không biết làm gì, Ta-go thường phóng mắt ra cửa sổ ngắm nhìn bầu trời, cây cối, những con đường, những hồ nước, lắng nghe lao xao tiếng chợ đông gần đó, nghe tiếng chim ríu rít bay qua lại ở cánh cửa sổ... Tất cả cảnh đó đã từng kích thích trí tưởng tượng của ông.
Trước cửa sổ văn phòng Ta-go bị nhốt có một cây đa đã lâu đời, ngắm nhìn cây đa đó, Ta-go đã nói với cây đa bằng những câu thơ đầu tiên sau đây:
Hỡi cây đa già trăm năm
Như nhà tu khổ hạnh đứng bất động
Buông những cánh tay dài rễ cành xuống đất
Đang đọc kinh Vê-da sám hối với thánh thần
Có thấy tôi không? Một chú bé giam chân
Đang muốn vời quanh dưới bóng mát của người,
Muốn đùa vui với những tia nắng mặt trời.
Như nhà tu khổ hạnh đứng bất động
Buông những cánh tay dài rễ cành xuống đất
Đang đọc kinh Vê-da sám hối với thánh thần
Có thấy tôi không? Một chú bé giam chân
Đang muốn vời quanh dưới bóng mát của người,
Muốn đùa vui với những tia nắng mặt trời.
2. Vòng hoa danh dự và những giọt nước mắt
Lên 8 tuổi, Ra-bin-đra-nat Ta-go đã làm khá nhiều thơ, năm 13 tuổi tập “Bông hoa rừng” ra đời. Tài năng của ông được nhiều người ngưỡng mộ rất sớm, trong đó có nhà văn lớn Ba-kim Chân-đơ (1838 - 1894), người khởi xướng phong trào Hin-đu mới chống mọi thứ ngoại lai, phục hưng nền sân khấu dân tộc và là người viết tiểu thuyết đầu tiên bằng tiếng Ben-ga-li, Ba-kim Chân-đơ rất chú ý nâng đỡ Tagor, đi đâu ông cũng dẫn Ta-go đi theo, những buổi bình thơ, diễn thuyết, yến tiệc... Ta-go đều được dự với Ba-kim Chân-đơ.
Lên 8 tuổi, Ra-bin-đra-nat Ta-go đã làm khá nhiều thơ, năm 13 tuổi tập “Bông hoa rừng” ra đời. Tài năng của ông được nhiều người ngưỡng mộ rất sớm, trong đó có nhà văn lớn Ba-kim Chân-đơ (1838 - 1894), người khởi xướng phong trào Hin-đu mới chống mọi thứ ngoại lai, phục hưng nền sân khấu dân tộc và là người viết tiểu thuyết đầu tiên bằng tiếng Ben-ga-li, Ba-kim Chân-đơ rất chú ý nâng đỡ Tagor, đi đâu ông cũng dẫn Ta-go đi theo, những buổi bình thơ, diễn thuyết, yến tiệc... Ta-go đều được dự với Ba-kim Chân-đơ.
Nhân dịp nhà sử học Đớt (Dult), bạn thân của Ba-kim Chân-đơ làm lễ cưới. Ba-kim đến dự, Ta-go cũng được đi theo. Trong buổi lễ, vì quý mến và trọng tài năng thơ ca của Ba-kim Chân-đơ, Đớt (Duly) đã dành một vòng hoa nhài đẹp quàng vào cổ bạn. Sau khi tỏ lời cảm ơn Đớt xong, Ba-kim Chân-đơ lấy vòng hoa ở cổ ra quàng cho cậu bé Ta-go và nói với mọi người rằng:
“Tôi xin nhường vòng hoa này cho một tài năng thơ ca đầy triển vọng, đáng khâm phục đó là thi sĩ trẻ tuổi này”.
“Tôi xin nhường vòng hoa này cho một tài năng thơ ca đầy triển vọng, đáng khâm phục đó là thi sĩ trẻ tuổi này”.
Nói xong, Ba-kim Chân-đơ rút tập thơ mới làm của Ta-go đọc cho mọi người nghe, ai ai cũng xúc động và hết lời ngợi khen tài thơ của Ta-go.
Hôm đó, sung sướng và súc động quá Ta-go đã khóc, những giọt nước mắt đã thấm đượm những bông hoa nhài vòng trên cổ ông.
3. Bản thảo bị đánh rơi trở thành kiệt tác
Sự thực đến Anh, ông không có ý định phô trương tài năng tiếng Anh của mình trên đất nước mà gia đình ông và bản thân ông vốn đã thành kiến; nhưng không may cái hộp đựng bản thảo tập thơ đó lại bị ông đánh rơi trên đường tàu điện ngầm ở Luân Đôn. Ông phải loan báo tin đó cho bạn bè người Anh và nhờ họ tìm hộ.
Mấy ngày sau thì cơ quan quản lý tài sản bị mất ở Luân Đôn báo cho ông đến nhận lại cái hộp.
Mấy ngày sau thì cơ quan quản lý tài sản bị mất ở Luân Đôn báo cho ông đến nhận lại cái hộp.
Cũng nhân dịp đó mà bạn bè của ông và một số nhà thơ nổi tiếng ở Anh biết được nội dung tập thơ. Trước hết, ông đưa cho hoạ sĩ Uy-li-am Rô-tây-xtên (William Rotheinstein), người đã quen biết ông khi ông này đến thăm ấn Độ. Rô-tây-xtên lại chuyển cho nhà thơ Yêt-xơ (Yeats). Yêt-xơ phát hiện thấy tập thơ hay quá bèn tập hợp một số nhà văn, nhà thơ ở Luân Đôn đến đọc và bình thơ.
Mọi người nhất trí yêu cầu Công ty ấn Độ xuất bản, số lượng in ra bao nhiêu thì hết ngay bấy nhiêu. Tiếp đến đầu năm 1913 Mac Mi-lan cho xuất bản rộng khắp nước Anh. Nhà văn Xt. Mo-rơ (Stuje Moore) với tư cách là thành viên Hội văn học Hoàng gia Anh đề nghị tặng giải thưởng Nô-ben. Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đầu tiên còn do dự vì giải thưởng về văn chương đã nhằm tặng cho nhà phê bình Pháp E-mi-le Fu-guet rồi; nhưng vì nội dung của tập Thơ Dâng đã phản ánh một tài năng kiệt xuất và có một sức hấp dẫn đối với Hội đồng giải thưởng cho nên Ta-go là người duy nhất được giải thưởng Nô-ben về văn chương trong năm 1913. Từ đó Thơ Dâng được truyền đi khắp thế giới và trở thành kiệt tác.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét