Chuẩn bị cho chuyến đi thực tế về quê hương ba nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Khuyến, Nam cao, Nguyễn Bính, Hiểu Anh's Blog cập nhập một số thông tin về ba tác giả này.
Kể từ khi cha tôi hy sinh (20-11-1951), nỗi khát khao thường trực của mẹ tôi là, bằng cách nào để đưa được cha tôi về an nghỉ tại quê hương. Vậy nên, vừa yên tiếng súng ở miền Bắc, lập tức mẹ nhào ngay vào xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nơi cha tôi bị quân thù sát hại – với hy vọng sớm thực hiện được ước muốn của mình, càng nhanh càng tốt.
Nhưng khi vừa tới nơi hy sinh của chồng, thu thapạ những nguồn tin từ nhân dân địa phương, mẹ tôi vô cùng thất vọng nhận ra rằng: với hoàn cảnh hy sinh của cha tôi, ở vào thời điểm ấy không thể xác định được, đâu là hài cốt của người. Vì cha tôi hy sinh cùng đồng đội, đúng lúc cuộc chiến ở vào giai đoạn ác liệt nhất. Bọn địch vô cùng hung hãn, dã man, chúng giết hại các chiến sĩ Cách mạng xong, lại ngăm cấm đồng bào mai táng cho người quá cố. Do vậy đồng bào phải lén lút đóng bè chuối, chở thi thể các ông qua cánh đồng trắng nước đến mai táng ở một hố vôi bên đường số Một, không gỗ ván, mà lại những bốn thi thể trong một nấm mồ.
Kể từ ngày ấy, suốt mấy chục năm ròng rã, lúc nào mẹ tôi cũng ngậm ngùi xa xót… Rồi chúng tôi lớn lên, nỗi day dứt âm thầm của mẹ lại truyền sang các con. Chúng tôi luôn nhủ với lòng mình: Nhất định phải thực hiện bằng được ý nguyện của mẹ. Lại cũng thật may mắn làm sao, khi nỗi trăn trở của chúng tôi được bầu bạn, đồng nghiệp của cha tôi biết và cùng vào cuộc với gia đình. Vào đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước, nhiều cơ quan ngôn luận, nhiều nhà văn, nhà báo đã nhắc lại những khát vọng của mẹ chúng tôi. Những bài báo của các anh Tô Hoàng, Bế Kiến Quốc, Tạ Duy Anh… đã gây một tiếng vang rất lớn, để rồi có được chương trình “Tìm lại Nam Cao” do Hội Nhà văn Việt Nam và Hiệp hội UNESCO Việt Nam đồng khởi xướng, với ngót bốn mươi đơn vị nhiệt tình đăng ký cùng tham gia.
Sau khi xác định địa điểm hy sinh của cha tôi là xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, chương trình “Tìm lại Nam Cao” đi sâu tìm hiểu và biết rằng: trải qua ba lần di chuyển hài cốt, do bão lụt, sơ đồ mộ chí đã bị thất lạc, cho nên hài cốt của nhà văn Nam Cao có thể nằm trong số 48 ngôi mộ ở nghĩa trang xã Gia Thánh chuyển vào nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Đến đây, Ban Tổ chức chương trình quyết định tiếp tục tiến hành theo hai bước:
Bước một: giai cho cơ quan Liên hiệp Khoa học Công nghệ Thông tin ứng dụng (đơn vị đăng ký cùng tham gia chương trình) mời bảy nhà ngoại cảm đi tìm kiếm. Chủ lực là nhà ngoại cảm Bích Hằng.
Bước hai: Khai quật bộ hài cốt do các nhà ngoại cảm là của nhà văn Nam Cao, đưa về Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an để thẩm định lại.
Để thực hiện bước một, vào ngày 14-11-1996, mỗi nhà ngoại cảm đều nhận ở gia đình một tấm ảnh của cha tôi. ở phía sau ảnh ghi ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất và quê quán cua người. Các nhà ngoại cảm tìm cách tiếp cận với người đã khuất theo cách riêng để tìm kiếm thông tin. Tiếp theo, vào buổi sáng ngày 24-11-1996 tại hội trường Uỷ ban Nhân dân huyện Gia Viễn và buổi chiều tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn, các nhà ngoạic ảm làm việc với các thành viên chương trình “Tìm lại Nam Cao” cùng gia đình nhà văn và rất đông người dân địa phương nơi cha tôi hy sinh cũng có mặt.
Những thông tin được các nhà ngoại cảm đưa ra là:
- Hài cốt cha tôi ở trong ngôi mộ số 305 hoặc 306.
- Cha tôi bị bắn một phát vào đầu và một phát nữa làm gãy hai xương sườn.
- Hài cốt cha tôi bị lẫn xương đùi (hai chân đều bên phải).
- Tiểu của cha tôi có một vết nứt dài nằm ở phía bên phải.
Tiếp đến, vào ngày 24-12-1996, Chương trình có buổi làm việc tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam, để soát xét lại các thông tin đã thu thập được và quyết định khai quật mộ nào để thẩm định. Hôm ấy gia đình quyết định xin được khai quật hai ngôi mộ 305 và 306 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn, để đưa về Viện Khoa học Hình sự giám định lại. Ban Tổ chức chương trình đồng ý và chỉ rõ thêm:
+ Tiến trình bốc mộ thực hiện theo phương pháp truyền thống, dân gian: đặt lễ, dâng hương… (làm vào ban đêm).
+ Trước khi bốc, đại diện các cơ quan lập biên bản nêu rõ hiện trạng hài cốt, từng phần mộ riêng, rồi bàn giao cho Viện Khoa học Hình sự.
+ Thời gian them định tại Viện Khoa học Hình sự là hai tuần.
+ Quá trình thẩm định, Viện Khoa học Hình sự được mời chuyên gia giỏi (kể cả chuyên gia nước ngoài).
+ Nếu đúng là hài cốt nhà văn Nam Cao thì đưa về quê an nghỉ. Nừu không đủ điều kiện kết luận, Ban Tổ chức sẽ trả lại nghĩa trang liệt sĩ, theo đúng nghi lễ hiện hành.
Dù mọi việc chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ, song còn trải biết bao khó khăn vất vả nữa, cho đến ngày 8-1-1998, bước thứ hai là khai quật hài cốt để đưa về Viện Khoa học Hình sự thẩm định mới được tiến hành. Và chỉ khai quật mộ 306.
Rạng sáng ngày 8-1-1998 là một ngày vỡ oà niềm vui ban đầu đối với chúng tôi và những người yêu mến nhà văn Nam Cao. Bởi, lúc 3 giờ 45 phút, nắp tiểu vừa được mở ra, hai hàm răng của cha tôi còn nguyên vẹn. Cái răng cửa cạnh răng nanh bị gẫy từ ngày cha còn sống, nhìn rõ phần lợi. Chú ruột tôi vừa khóc nức nở vừa nói: “Đúng anh tôi đây rồi! Anh ơi! Chị và các cháu lận đận đi tìm anh suốt mấy chúc năm qua. Nay thì được gặp anh thật rồi!”. Còn đồng chí thượng tá công an giám định viên pháp y Trần Đức Đĩnh, ngắm nghía hộp sọ một lúc rồi chỉ vào tôi nói: “Người liệt sĩ này rất giống bà kia!”. Một người nào đấy đứng gần chúng tôi thủng thẳng: “Cha con lại chả giống nhau thì sao”. Hai cô em dâu của tôi (đều không biết mặt cha chồng từ trước) cũng kêu lên: “Răng chị Hồng giống hàm răng của ông quá đi mất”.
Hài cốt cha tôi được đưa về Viện Khoa học Hình sự lúc 7 giờ sáng thì 14 giờ ngày hôm đó, thượng tá Trần Đức Đĩnh đã gọi điện đến nhà Mai Thiên (em tôi) ở Hà Nội để thông báo sơ bộ. Thượng tá Đĩnh bảo: “Người liệt sĩ này cao từ 1m73 đến 1m75, tuổi đời khi mất chừng 35 đến 40, hàm răng bị hơi vổ, có một chiếc răng cửa cạnh răng nanh bị gẫy từ trước lúc mất”. Nôn nóng muốn biết thông tin rõ hơn, mấy chị em tôi lên xe ôtô đến Viện Khoa học Hình sự. ở đây, thượng tá Đĩnh còn chỉ cho chúng tôi vết đạn bắn vào đầu cha tôi và cái xương đùi bị lẫn (như nhà ngoại cảm Bích Hằng đã nói trước đây).
Sau hai tuần Viện Khoa học Hình sự thẩm định, biết chắc đây chính là hài cốt cha tôi, Chương trình “Tìm lại Nam Cao” đã đưa người về quê hương an nghỉ vào ngày 18-11-1998. Nơi cha tôi nằm là mảnh đất rộng 4 ha ngay cạnh đường liên huyện, bên dòng Châu Giang êm đềm, xung quanh là vườn chuối ngự, đặc sản của quê hương, ngày xưa dùng để tiến vua. Cũng chính trên mảnh đất đó, ngày xưa từng có ngôi nhà gỗ năm gian của gia đình tôi toạ lạc, nơi cha tôi nhiều năm ngồi viết văn ở đấy và nếm trải những thăng trầm của tuổi trẻ.
Ngày cha tôi về quê, suốt chặng đường xe chạy ở tỉnh Hà Nam, cờ Tổ quốc toả rợp, phấp phi bay trên bầu trời trong xanh lộng gió. Các đồng chí công an quân phục chỉnh tề, trang nghiêm chào đón. Nhân dân có mặt ở ven đường rất đông, mọi người đều rưng rưng như được đưa người thân về với gia đình… Đúng 8 giờ sáng, đoàn xe chở hài cốt nhà văn về đến địa điểm an nghỉ. Tại đây, các đồng chí lãnh đạo địa phương, họ hàng thân thích, bầu bạn của cha tôi và gia đình, dân làng, xóm giềng đã tề tựu đông đủ. Lễ truy điệu người được cử hành trọng thể trong tiếng nhạc trầm hùng. Dự buổi lễ có giáo sư Phạm Huyễn Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Đình Thi Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cùng các nhà văn, nhà thơ lão thành Tố Hữu, Kim Lân… Đại diện các cơ quan Thương binh xã hội, Viện Khoa học Hình sự, lãnh đạo tỉnh Hà Nam, lãnh đạo huyện Lý Nhân, xã Hoà Hậu quê hương của nhà văn.
Ngày trở về quê hương của cha tôi đã mang lại niềm vui an ủi to lớn cho mẹ con tôi cùng toàn thể gia đình. Nhưng đến nay, niềm vui của chúng tôi còn được nhân lên gấp bội. Bởi vào năm 2001, để ghi nhận công lao của cha tôi đối với Tổ quốc, nhân dân và những đóng góp của người vào nền văn học nước nhà. Chính phủ đã đầu tư kinh phí, để tỉnh Hà Nam xây nhà “Tưởng niệm Nam Cao” ngay bên khu đất có ngôi mộ của người. Với sự quan tâm của Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, huyện uỷ – Uỷ ban Nhân dân huyện Lý Nhân, Đảng uỷ – Uỷ ban Nhân dân xã Hoà Hậu, cùng các cơ quan choc năng; Sở Văn hoá Thông tin, Bảo tàng tỉnh Hà Nam và rất nhiều tập thể, Nhà xuất bản và sự nỗ lực của gia đình. Nhà “Tưởng niệm Nam Cao” được mở cửa vào ngày 30-11-2004 là ngày giỗ lần thứ 53 của cha tôi.
Cho tới hôm nay, với tình thương mến nhà văn Nam Cao, biết bao người vẫn luôn quan tâm đến nhà “Tưởng niệm Nam Cao”. Vì vậy, cứ có dịp là lại tặng gia đình hiện vật, tài liệu… để Nhà Tưởng niệm trưng bày. Gần đây nhất là Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng vừa tặng sách, tặng ảnh thuộc bộ sách “Nhà văn của em”. Do vậy, đã thúc đẩy trong đó có quyển Nam Cao nhà văn của những kiếp sống mòn.
Hoạ sĩ Tô Chiêm cũng ở nhà xuất bản Kim Đồng cũng vừa tặng gia đình tấm ảnh quý: ảnh Hội nghị Văn hoá Cứu quốc diễn ra vào năm 1946 trong đó có mặt nhà văn Nam Cao.
Rồi chị Bích Thu cán bộ Viện Văn học Việt Nam cũng không quên gửi tặng gia đình những cuốn sách Nhà xuất bản Giáo dục mới in Nam Cao tác phẩm chọn lọc do chị viết lời giới thiệu Những trang văn còn mãi với thời gian.
Còn nhiều lắm những tình cảm của mọi người dành cho nhà văn Nam Cao. Thay mặt người cha đã khuất, con gái nhà văn Nam Cao xin được ngàn lần cảm tạ những tấm lòng vàng đó.
Con gái nhà văn Nam Cao
Trần Thị Hồng
Nguồn: Văn nghệ
Kể từ khi cha tôi hy sinh (20-11-1951), nỗi khát khao thường trực của mẹ tôi là, bằng cách nào để đưa được cha tôi về an nghỉ tại quê hương. Vậy nên, vừa yên tiếng súng ở miền Bắc, lập tức mẹ nhào ngay vào xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nơi cha tôi bị quân thù sát hại – với hy vọng sớm thực hiện được ước muốn của mình, càng nhanh càng tốt.
Nhưng khi vừa tới nơi hy sinh của chồng, thu thapạ những nguồn tin từ nhân dân địa phương, mẹ tôi vô cùng thất vọng nhận ra rằng: với hoàn cảnh hy sinh của cha tôi, ở vào thời điểm ấy không thể xác định được, đâu là hài cốt của người. Vì cha tôi hy sinh cùng đồng đội, đúng lúc cuộc chiến ở vào giai đoạn ác liệt nhất. Bọn địch vô cùng hung hãn, dã man, chúng giết hại các chiến sĩ Cách mạng xong, lại ngăm cấm đồng bào mai táng cho người quá cố. Do vậy đồng bào phải lén lút đóng bè chuối, chở thi thể các ông qua cánh đồng trắng nước đến mai táng ở một hố vôi bên đường số Một, không gỗ ván, mà lại những bốn thi thể trong một nấm mồ.
Kể từ ngày ấy, suốt mấy chục năm ròng rã, lúc nào mẹ tôi cũng ngậm ngùi xa xót… Rồi chúng tôi lớn lên, nỗi day dứt âm thầm của mẹ lại truyền sang các con. Chúng tôi luôn nhủ với lòng mình: Nhất định phải thực hiện bằng được ý nguyện của mẹ. Lại cũng thật may mắn làm sao, khi nỗi trăn trở của chúng tôi được bầu bạn, đồng nghiệp của cha tôi biết và cùng vào cuộc với gia đình. Vào đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước, nhiều cơ quan ngôn luận, nhiều nhà văn, nhà báo đã nhắc lại những khát vọng của mẹ chúng tôi. Những bài báo của các anh Tô Hoàng, Bế Kiến Quốc, Tạ Duy Anh… đã gây một tiếng vang rất lớn, để rồi có được chương trình “Tìm lại Nam Cao” do Hội Nhà văn Việt Nam và Hiệp hội UNESCO Việt Nam đồng khởi xướng, với ngót bốn mươi đơn vị nhiệt tình đăng ký cùng tham gia.
Sau khi xác định địa điểm hy sinh của cha tôi là xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, chương trình “Tìm lại Nam Cao” đi sâu tìm hiểu và biết rằng: trải qua ba lần di chuyển hài cốt, do bão lụt, sơ đồ mộ chí đã bị thất lạc, cho nên hài cốt của nhà văn Nam Cao có thể nằm trong số 48 ngôi mộ ở nghĩa trang xã Gia Thánh chuyển vào nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Đến đây, Ban Tổ chức chương trình quyết định tiếp tục tiến hành theo hai bước:
Bước một: giai cho cơ quan Liên hiệp Khoa học Công nghệ Thông tin ứng dụng (đơn vị đăng ký cùng tham gia chương trình) mời bảy nhà ngoại cảm đi tìm kiếm. Chủ lực là nhà ngoại cảm Bích Hằng.
Bước hai: Khai quật bộ hài cốt do các nhà ngoại cảm là của nhà văn Nam Cao, đưa về Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an để thẩm định lại.
Để thực hiện bước một, vào ngày 14-11-1996, mỗi nhà ngoại cảm đều nhận ở gia đình một tấm ảnh của cha tôi. ở phía sau ảnh ghi ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất và quê quán cua người. Các nhà ngoại cảm tìm cách tiếp cận với người đã khuất theo cách riêng để tìm kiếm thông tin. Tiếp theo, vào buổi sáng ngày 24-11-1996 tại hội trường Uỷ ban Nhân dân huyện Gia Viễn và buổi chiều tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn, các nhà ngoạic ảm làm việc với các thành viên chương trình “Tìm lại Nam Cao” cùng gia đình nhà văn và rất đông người dân địa phương nơi cha tôi hy sinh cũng có mặt.
Những thông tin được các nhà ngoại cảm đưa ra là:
- Hài cốt cha tôi ở trong ngôi mộ số 305 hoặc 306.
- Cha tôi bị bắn một phát vào đầu và một phát nữa làm gãy hai xương sườn.
- Hài cốt cha tôi bị lẫn xương đùi (hai chân đều bên phải).
- Tiểu của cha tôi có một vết nứt dài nằm ở phía bên phải.
Tiếp đến, vào ngày 24-12-1996, Chương trình có buổi làm việc tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam, để soát xét lại các thông tin đã thu thập được và quyết định khai quật mộ nào để thẩm định. Hôm ấy gia đình quyết định xin được khai quật hai ngôi mộ 305 và 306 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn, để đưa về Viện Khoa học Hình sự giám định lại. Ban Tổ chức chương trình đồng ý và chỉ rõ thêm:
+ Tiến trình bốc mộ thực hiện theo phương pháp truyền thống, dân gian: đặt lễ, dâng hương… (làm vào ban đêm).
+ Trước khi bốc, đại diện các cơ quan lập biên bản nêu rõ hiện trạng hài cốt, từng phần mộ riêng, rồi bàn giao cho Viện Khoa học Hình sự.
+ Thời gian them định tại Viện Khoa học Hình sự là hai tuần.
+ Quá trình thẩm định, Viện Khoa học Hình sự được mời chuyên gia giỏi (kể cả chuyên gia nước ngoài).
+ Nếu đúng là hài cốt nhà văn Nam Cao thì đưa về quê an nghỉ. Nừu không đủ điều kiện kết luận, Ban Tổ chức sẽ trả lại nghĩa trang liệt sĩ, theo đúng nghi lễ hiện hành.
Dù mọi việc chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ, song còn trải biết bao khó khăn vất vả nữa, cho đến ngày 8-1-1998, bước thứ hai là khai quật hài cốt để đưa về Viện Khoa học Hình sự thẩm định mới được tiến hành. Và chỉ khai quật mộ 306.
Rạng sáng ngày 8-1-1998 là một ngày vỡ oà niềm vui ban đầu đối với chúng tôi và những người yêu mến nhà văn Nam Cao. Bởi, lúc 3 giờ 45 phút, nắp tiểu vừa được mở ra, hai hàm răng của cha tôi còn nguyên vẹn. Cái răng cửa cạnh răng nanh bị gẫy từ ngày cha còn sống, nhìn rõ phần lợi. Chú ruột tôi vừa khóc nức nở vừa nói: “Đúng anh tôi đây rồi! Anh ơi! Chị và các cháu lận đận đi tìm anh suốt mấy chúc năm qua. Nay thì được gặp anh thật rồi!”. Còn đồng chí thượng tá công an giám định viên pháp y Trần Đức Đĩnh, ngắm nghía hộp sọ một lúc rồi chỉ vào tôi nói: “Người liệt sĩ này rất giống bà kia!”. Một người nào đấy đứng gần chúng tôi thủng thẳng: “Cha con lại chả giống nhau thì sao”. Hai cô em dâu của tôi (đều không biết mặt cha chồng từ trước) cũng kêu lên: “Răng chị Hồng giống hàm răng của ông quá đi mất”.
Hài cốt cha tôi được đưa về Viện Khoa học Hình sự lúc 7 giờ sáng thì 14 giờ ngày hôm đó, thượng tá Trần Đức Đĩnh đã gọi điện đến nhà Mai Thiên (em tôi) ở Hà Nội để thông báo sơ bộ. Thượng tá Đĩnh bảo: “Người liệt sĩ này cao từ 1m73 đến 1m75, tuổi đời khi mất chừng 35 đến 40, hàm răng bị hơi vổ, có một chiếc răng cửa cạnh răng nanh bị gẫy từ trước lúc mất”. Nôn nóng muốn biết thông tin rõ hơn, mấy chị em tôi lên xe ôtô đến Viện Khoa học Hình sự. ở đây, thượng tá Đĩnh còn chỉ cho chúng tôi vết đạn bắn vào đầu cha tôi và cái xương đùi bị lẫn (như nhà ngoại cảm Bích Hằng đã nói trước đây).
Sau hai tuần Viện Khoa học Hình sự thẩm định, biết chắc đây chính là hài cốt cha tôi, Chương trình “Tìm lại Nam Cao” đã đưa người về quê hương an nghỉ vào ngày 18-11-1998. Nơi cha tôi nằm là mảnh đất rộng 4 ha ngay cạnh đường liên huyện, bên dòng Châu Giang êm đềm, xung quanh là vườn chuối ngự, đặc sản của quê hương, ngày xưa dùng để tiến vua. Cũng chính trên mảnh đất đó, ngày xưa từng có ngôi nhà gỗ năm gian của gia đình tôi toạ lạc, nơi cha tôi nhiều năm ngồi viết văn ở đấy và nếm trải những thăng trầm của tuổi trẻ.
Ngày cha tôi về quê, suốt chặng đường xe chạy ở tỉnh Hà Nam, cờ Tổ quốc toả rợp, phấp phi bay trên bầu trời trong xanh lộng gió. Các đồng chí công an quân phục chỉnh tề, trang nghiêm chào đón. Nhân dân có mặt ở ven đường rất đông, mọi người đều rưng rưng như được đưa người thân về với gia đình… Đúng 8 giờ sáng, đoàn xe chở hài cốt nhà văn về đến địa điểm an nghỉ. Tại đây, các đồng chí lãnh đạo địa phương, họ hàng thân thích, bầu bạn của cha tôi và gia đình, dân làng, xóm giềng đã tề tựu đông đủ. Lễ truy điệu người được cử hành trọng thể trong tiếng nhạc trầm hùng. Dự buổi lễ có giáo sư Phạm Huyễn Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Đình Thi Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cùng các nhà văn, nhà thơ lão thành Tố Hữu, Kim Lân… Đại diện các cơ quan Thương binh xã hội, Viện Khoa học Hình sự, lãnh đạo tỉnh Hà Nam, lãnh đạo huyện Lý Nhân, xã Hoà Hậu quê hương của nhà văn.
Ngày trở về quê hương của cha tôi đã mang lại niềm vui an ủi to lớn cho mẹ con tôi cùng toàn thể gia đình. Nhưng đến nay, niềm vui của chúng tôi còn được nhân lên gấp bội. Bởi vào năm 2001, để ghi nhận công lao của cha tôi đối với Tổ quốc, nhân dân và những đóng góp của người vào nền văn học nước nhà. Chính phủ đã đầu tư kinh phí, để tỉnh Hà Nam xây nhà “Tưởng niệm Nam Cao” ngay bên khu đất có ngôi mộ của người. Với sự quan tâm của Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, huyện uỷ – Uỷ ban Nhân dân huyện Lý Nhân, Đảng uỷ – Uỷ ban Nhân dân xã Hoà Hậu, cùng các cơ quan choc năng; Sở Văn hoá Thông tin, Bảo tàng tỉnh Hà Nam và rất nhiều tập thể, Nhà xuất bản và sự nỗ lực của gia đình. Nhà “Tưởng niệm Nam Cao” được mở cửa vào ngày 30-11-2004 là ngày giỗ lần thứ 53 của cha tôi.
Cho tới hôm nay, với tình thương mến nhà văn Nam Cao, biết bao người vẫn luôn quan tâm đến nhà “Tưởng niệm Nam Cao”. Vì vậy, cứ có dịp là lại tặng gia đình hiện vật, tài liệu… để Nhà Tưởng niệm trưng bày. Gần đây nhất là Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng vừa tặng sách, tặng ảnh thuộc bộ sách “Nhà văn của em”. Do vậy, đã thúc đẩy trong đó có quyển Nam Cao nhà văn của những kiếp sống mòn.
Hoạ sĩ Tô Chiêm cũng ở nhà xuất bản Kim Đồng cũng vừa tặng gia đình tấm ảnh quý: ảnh Hội nghị Văn hoá Cứu quốc diễn ra vào năm 1946 trong đó có mặt nhà văn Nam Cao.
Rồi chị Bích Thu cán bộ Viện Văn học Việt Nam cũng không quên gửi tặng gia đình những cuốn sách Nhà xuất bản Giáo dục mới in Nam Cao tác phẩm chọn lọc do chị viết lời giới thiệu Những trang văn còn mãi với thời gian.
Còn nhiều lắm những tình cảm của mọi người dành cho nhà văn Nam Cao. Thay mặt người cha đã khuất, con gái nhà văn Nam Cao xin được ngàn lần cảm tạ những tấm lòng vàng đó.
Con gái nhà văn Nam Cao
Trần Thị Hồng
Nguồn: Văn nghệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét